Nhận định về Phạm Xuân Ẩn Phạm_Xuân_Ẩn

Anh là một người bị xẻ đôi có lòng trung chính cao độ, một người sống với sự giả dối nhưng lại nói toàn sự thật.
— Thomas A.Bass (Báo Người New York) - bài viết "Hai mặt cuộc đời của người thông tín viên tạp chí Time ở Sài Gòn trong chiến tranh Việt Nam"

Phạm Xuân Ẩn có những thông tin tốt nhất và tiếp cận được nguồn thông tin mật, thính nhạy hơn bất kỳ người nào khác. Nếu muốn biết chuyện gì đang xảy ra, Phạm Xuân Ẩn là người để hỏi.

— Mai Chí Thọ[9]
Trả lời trong bài phỏng vấn đăng trên báo The New Yorker, ông Mai Chí Thọ nói: "Lúc bấy giờ Đảng rất nghèo, nhưng chúng tôi nghĩ việc làm này có nhiều lợi ích. Phạm Xuân Ẩn là người đầu tiên chúng tôi gởi anh sang Mỹ để học biết cái văn hóa của những người thay thế Pháp làm kẻ thù của chúng tôi... Phạm Xuân Ẩn là một người hoàn hảo cho công tác này. Đó là một việc làm thành công lớn của chúng tôi... Phạm Xuân Ẩn có được những nguồn tin tốt nhất và được phép tiếp cận các thông tin mật. Sau chiến tranh, chúng tôi phong tướng cho Phạm Xuân Ẩn và danh hiệu Anh hùng Quân đội Nhân dân. Không cần phải nói thêm những chi tiết gì nữa, chỉ điều ấy thôi cũng đủ nói lên tầm quan trọng của những gì Phạm Xuân Ẩn đã làm cho quê hương của anh."[5].Bìa cuốn Un Vietnamien bien tranquille của Jean-Claude Pomonti
  • Theo cuốn Perfect Spy của Larry Berman dựa trên những lần phỏng vấn với ông Ẩn và những người bạn và người thân của ông, ông Ẩn, khác với những thành viên khác trong Đảng Cộng sản Việt Nam, là một người cực kì yêu quý nước Mĩ, người Mỹ và những gì mà người Mỹ bảo vệ. Tuy nhiên, ông cho rằng nước Mĩ không nên can dự vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Ông cũng hi vọng rằng sau khi chiến tranh kết thúc, hai nước sẽ hòa giải, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Ước muốn này của ông sau một thời gian dài mới bắt đầu trở thành hiện thực. Cũng khác với các đảng viên khác, ông không căm ghét những người làm việc cho chính quyền Sài Gòn và Mĩ trước chiến tranh mà ngược lại còn tìm cách giúp đỡ họ thoát khỏi sự trừng phạt của chính phủ nhà nước CHXHCN Việt Nam (Trần Kim Tuyến, Cao Giao). Chính điều này cùng với những tính cách khác của ông đã khiến cho rất nhiều người bạn ở "phía bên kia" của ông, mặc dù sau này biết được ông là điệp viên của Hà Nội vẫn không tin rằng mình đã bị ông lợi dụng mà ngược lại tiếp tục yêu quý, tôn trọng và thông cảm cho ông - một con người bị xé đôi giữa tình cảm cá nhân và lòng yêu nước.
  • Thiếu tướng Nguyễn Đức Trí, nguyên thủ trưởng cơ quan tình báo miền kể rằng khi nguyên bản toàn bộ các kế hoạch về chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ được chuyển ra Hà Nội, Tổng bí thư Lê Duẩn đã biểu dương cơ quan tình báo quân sự và coi đây là "chiến công có tầm cỡ quốc tế".
  • Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã vào Sài Gòn gặp Phạm Xuân Ẩn. Tướng Dũng đã nghe Phạm Xuân Ẩn nói chuyện về tình hình nội bộ chính quyền Sài Gòn từ sau trận Phước Long (tháng 1 năm 1975). Nghe xong những đánh giá của Phạm Xuân Ẩn, tướng Dũng nói rằng nếu như gặp được Phạm Xuân Ẩn sớm hơn thì những tin tức mà Ẩn cung cấp "sẽ giúp Bộ Chính trị hạ quyết tâm nhanh hơn để giải phóng Sài Gòn".
  • Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn của CIA, tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói về sự sụp đổ hỗn loạn của Sài Gòn năm 1975, nói: "Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tức tình báo chiến lược. Điều đó là rõ ràng. Nhưng chưa ai 'dẫn con mèo đi ngược', thực hiện một cuộc xét nghiệp pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra. Cơ quan CIA không có gan làm việc đó"[10].
  • Murray Gart, thông tín viên trưởng của Time trong thời gian chiến tranh, sau khi biết tin Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên, nói rằng "thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó."[5].
  • Một phóng viên khác, Peter Arnett nói: "Tôi không biết phải xử lý ra sao đối với Phạm Xuân Ẩn. Tôi hiểu anh là một người Việt Nam yêu nước, nhưng tôi vẫn cảm thấy bị phản bội về phương diện nghề nghiệp... Trong hơn một năm trời, tôi cảm thấy bị xúc phạm, nhưng sau đó tôi lại nghĩ ra rằng chẳng qua đó là công việc riêng của anh."[5].
  • McCulloch từng là giám đốc các văn phòng của Time ở châu Á nói: "Tôi có căm giận Phạm Xuân Ẩn không sau khi tôi biết qua những hoạt động gián điệp của anh? Hẳn nhiên là không. Tôi nghĩ Việt Nam là quê hương của anh. Nếu tình thế đổi ngược lại, chắc tôi cũng sẽ làm như anh mà thôi. Phạm Xuân Ẩn là đồng nghiệp của tôi và là một phóng viên sáng giá. Phạm Xuân Ẩn có một sự hiểu biết tinh tường về hiện tình chính trị Việt Nam, và đáng chú ý là những tin tức tài liệu của anh chính xác một cách lạ thường."[5].
  • Trong cuốn sách Making of a Quagmire (Một thế sa lầy đang thành hình) năm 1965 nói về Chiến tranh Việt Nam của David Haberstam, một người bạn của Phạm Xuân Ẩn tại báo Time, Haberstam đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là "cái đinh chốt của một mạng lưới tình báo nhỏ nhưng hạng nhất" của các phóng viên. Khi biết về câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn, và trả lời về thái độ cá nhân, ông nói: "Đây là một câu chuyện đầy mưu mô, khói và gươm, nhưng tôi vẫn quý mến Ẩn. Tôi chưa bao giờ cảm thấy bị Ẩn phản bội. Anh ta đã phải sống với việc là một người Việt Nam trong một thời điểm gian nan trong lịch sử của họ..." Ông nhận xét: "Câu chuyện của Phạm Xuân Ẩn nhắc lại tất cả những câu hỏi căn bản do Graham Green từng nêu ra trong tác phẩm The Quiet American: Thế nào là sự trung thành? Thế nào là lòng yêu nước? Thế nào là sự thật? Anh là ai khi anh nói những sự thật ấy?" Và Halberstam kết luận: "Có một mâu thuẫn đối với Phạm Xuân Ẩn mà chúng ta không thể hình dung được. Nhìn lại quá khứ, tôi thấy ông là một con người bị xẻ làm đôi ở giữa."[5].
  • Thomas A. Bass, báo The New Yorker, viết: "Ẩn là một người 'Việt Nam thầm lặng', một nhân vật tiêu biểu, vừa là một người với lý tưởng cách mạng thuần thành, vừa là một người ngưỡng mộ nhiệt tình đối với nước Mỹ. Ông nói rằng ông không bao giờ dối ai, rằng ông cung cấp cho báo Time chính những bài phân tích chính trị mà ông đã gởi cho Hồ Chí Minh. Ông là con người bị xẻ đôi với lòng trung chính cao độ, một người sống trong sự giả dối nhưng lại luôn nói sự thật"[5].

Về việc cứu Trần Kim Tuyến

  • Dan Southerland, Tổng giám đốc chương trình đài RFA, nhận định:
“Có thể kết luận việc ông Ẩn hết sức giúp Trần Kim Tuyến ra khỏi Việt Nam là chỉ thuần về ơn nghĩa và tình bằng hữu mà chuyện này có thể đã khiến ông mất sự tin cậy của Hà Nội.”[7]
  • Mười Hương, Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, người chỉ đạo trực tiếp cho Phạm Xuân Ẩn, nói:
“Ẩn xử sự đúng với bản chất con người của mình trọng đạo lý.”[7]
  • Đại tướng Tám Cao, cũng là một người chỉ đạo trực tiếp khác:
“Cứu Tuyến, đó là biểu hiện rất đặc biệt về tư chất Ẩn. Con người trung hậu như vậy nhất định sẽ thành công trong sự nghiệp. Đó gần như là Luật Nhân - Quả”[7]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phạm_Xuân_Ẩn http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=Ne... http://www.howardwfrench.com/2005/06/the_spy_who_l... http://www.oneviet.com/archives/2006/09/phm_xuan_n... http://time.com/3836522/pham-xuan-an-1975/ http://m.voatiengviet.com/a/tac-gia-nguoi-my-noi-v... http://www.vovinam-frankfurt.de/News/Tatca-bai-vie... http://www.viet-studies.info/PXAn_NguyenThiNgocHai... http://www.viet-studies.info/kinhte/NTNgocHai_PXAn... http://www.tanvien.net/GT/ten_diep_vien_me_us.html http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2006/09/24/...